Cha mẹ đều biết học bơi tốt với sức khỏe và tâm lý con như thế nào, nên hiện nay đã chú ý hơn đến việc học bơi của trẻ. Nhưng không phải trẻ nào sinh ra cũng có năng khiếu bơi lội, nên vì thế không tránh khỏi những lúc bé gặp khó khăn trong khi học. Dưới đây là 10 lời khuyên cho cha mẹ khi trẻ học bơi mà ai cũng cần phải biết.
Nên dùng phao bơi hay không?
Có cha mẹ lo lắng cho con nên nhất quyết phải có phao bơi riêng cho con, nhưng cũng có cha mẹ lại nghĩ nó sẽ cản trở con tự do bơi lội. Hãy tìm hiểu và thống nhất nên hay không nên cho con sử dụng phao bơi để tránh tình trạng tranh luận vấn đề này trong buổi tập của trẻ.
Tìm khóa học phù hợp với độ tuổi của trẻ
Mỗi trẻ trong độ tuổi khác nhau sẽ có các khóa học phù hợp với trẻ. Các trung tâm thường nhận trẻ từ 3 tuổi và có khóa học căn bản, từ cách học đứng, học thở,… dưới nước. Bạn hãy chắc chắn rằng con bạn trong độ tuổi nào và nên học khóa học nào cho phù hợp, tránh trường hợp khóa học quá khả năng đáp ứng của trẻ.
Hãy kiên nhẫn
Trẻ đôi khi rất sợ nước hoặc muốn nhanh chóng biết bơi nên thường có xu hướng thích tự làm những điều mình thích. Bạn đừng vội nổi cáu với trẻ mà hãy nhẹ nhàng từ từ chỉ bảo từng tí một. Nó sẽ giúp trẻ đánh tan cảm giác sợ hãi mà vui đùa cùng bạn dưới nước. Hoặc sẽ chịu nghe lời để làm từng động tác mà bạn chỉ dạy.
Dạy từng bước một
Bạn thấy con của học chỉ cần xuống nước là có thể bơi được ngay. Bạn cũng cho con xuống nước và thấy con bắt đầu có dấu hiệu biết bơi. Vậy là bạn lại cho con học ngay tất cả kiểu bơi ếch, bơi bướm, bơi sải… trong cùng lúc. Điều này không những không giúp ích cho bé mà còn làm cho bé khó học, khó nhớ động tác hoặc không biết cách làm sao để thở, lấy hơi hay sải tay trong từng cách bơi khác nhau. Cứ chỉ bảo cho con thuần từng bước một để tạo kết quả tốt hơn.
Những bài học ngắn là điều cần thiết
Như thế, khi trẻ học từng bước một, trẻ sẽ nắm vững được đâu là cái cần trong các kỹ thuật bơi. Bạn cũng có thể chia nhỏ từng giờ trong buổi học để bé thực hiện một số động tác khác nhau. Sau đó, hãy để bé chơi tự do trong một khoảng thời gian ngắn của bổi tập để xem bé có thể nhớ được động tác vừa học hay không. Trong khi quan sát bạn có thể nhìn xem trẻ có khả năng bơi tốt ở loại hình nào.
Tham khảo phương pháp học bơi của trẻ
Bố mẹ thường sẽ là người quyết định để trẻ học bơi như thế nào, nhưng cũng đừng quên hỏi ý kiến của trẻ. Điều này vừa tôn trọng trẻ, vừa có thể lắng nghe những điều bé mong muốn được làm trong khi học bơi.
Không ép trẻ khi trẻ đang sợ nước
Có nhiều trẻ thích nước nhưng có trẻ lại sợ nước đến mức nhìn thấy bể bơi đã khóc hét lên. Bố mẹ không nên ép con xuống nước khi tâm lý của con chưa ổn định. Những đứa trẻ đó có thể mất nhiều thời gian làm quen với nước nhiều hơn đứa trẻ khác. Nhưng muốn nhanh đạt kết quả mà ép trẻ khi trẻ dang sợ nước thì kết quả là trẻ càng sợ nước nhiều hơn.
Tránh việc kỳ vọng quá lớn
Bởi thế, sự kỳ vọng quá lớn của bố mẹ sẽ là sự áp lực nặng nề với trẻ. Không những thế, khi bố mẹ càng mong muốn con bơi được mà bé không thể làm được điều đấy, bé cảm thấy tự ti hơn.
Cho con tập úp mặt vào nước
Hành động này sẽ rất đáng sợ khi lần đầu thực hiện. Bạn hãy chỉ bảo bé cách nhắm mắt, hít thở, lấy hơi để bé thực hiện dễ dàng hơn. Khi thuần thục rồi, bé sẽ cảm thấy thoải mái hơn.
Để con tiếp xúc với nước sớm
Những lí do làm trẻ sợ hãi khi bơi là vì trẻ không được tiếp xúc với nước nhiều lần. Hãy cố gắng cho trẻ được ngâm mình trong nước hoặc vui đùa với nước càng sớm trong khoảng thời gian sau sơ sinh càng tốt. Thời điểm ấy bé sẽ dễ dàng thích nghi với mọi thứ và giữ được thói quen tốt ấy.
Nên nhớ một điều, trẻ con cũng giống như chúng ta, có người thích bơi, có người không bao giờ dám đặt chân xuống nước. Vì thế hãy từ từ dạy dỗ chúng, sẽ có kết quả tốt đẹp hơn.