Sai lầm thường gặp của ba mẹ khi cho con đi bơi

Bơi lội mang đến sự phát triển toàn diện về cơ thể và trí não cho trẻ. Tuy nhiên, hãy tránh những sai lầm của ba mẹ khi cho con đi bơi để con không bị ảnh hưởng và để thất bơi lội thật sự bổ ích cho trẻ.

Cho con ăn quá nhiều

Để bụng đói cho con đi bơi không tốt, trẻ sẽ rát dễ mất sức và choáng. Tuy nhiên cũng không nên cho con ăn quá no trước khi bơi. Nhiều bố mẹ lo lắng cho con sẽ đói, sẽ mệt khi bơi nên cho con ăn rát nhiều đồ ăn, thậm chí trẻ vẫn nhai đồ ăn khi xuống bể bơi. Điều này sẽ rất nguy hiểm đối với trẻ, vì vừa ăn no đã vận động đã không tốt, ăn quá nó sẽ khiến trẻ tức bụng, vận động khó khăn. Nguy hiểm hơn có thể bị ngạt nếu trẻ nhai kẹo cao su trong lúc bơi.

Trước khi xuống nước tầm 40 – 45 phút, nên cho trẻ ăn đồ ăn nhẹ, vừa giúp bé có sức lại vừa đủ đảm bảo thời gian tiêu hóa thức ăn trước khi vận động. Ba mẹ cũng nên cho trẻ uống đủ nước và mang theo nước chanh muối cho trẻ uống trong khi bơi.

Dạy cho trẻ em 7 tuổi
Bơi lội làm một kỹ năng trẻ em có thể sử dụng trong suốt cuộc đời. Học bơi cũng là một kỹ năng an toàn quan trọng. Thống kê cho thấy đuối nước là nguyên nhân thứ hai tử vong do tai nạn ở Mỹ trong số trẻ em dưới 14 tuổi và nguyên nhân tử vong hàng đầu do tai nạn cho trẻ em dưới năm tuổi.


Không mang đầy đủ đồ bơi

Để đảm bảo an toàn cho trẻ khi đi bơi, luôn chuẩn bị đầy đủ quần áo bơi, mũ bơi, kính, nút tai… Nó cũng giúp bé có thể bớt đi lo lắng khi chơi trong nước. Ba mẹ cũng nên mang thêm khăn tắm để lau khô người cho trẻ sau khi bơi và quần áo dự phòng tránh quần áo ướt.

Xem nhẹ cảnh báo nguy hiểm đến con

Ba mẹ biết bơi lội tốt cho con và truyền đạt những điều tốt đẹp đến con, nhưng lại quên nói cho con những nguy hiểm có thể xảy ra với con trong khi bơi. Hãy để trẻ biết trẻ gặp vấn đề gì và làm sao để phòng tránh.

Không nên đi bơi khi thời tiết không tốt, chẳng hạn như: giông gió, bão hay nắng to, bởi cực kỳ nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ. Không để trẻ đi bơi một mình ở nơi không có người thường cuyên lui tới mà không có người trông coi. Nếu trẻ chưa biết bơi hoặc bơi chưa thành thạo, không được phép tới chỗ nước sâu, không nhảy từ trên thành quá cao so với mặt nước bể bơi để tránh thương tích cho trẻ. Và hãy nhắc nhở trẻ biết giữ gìn vệ sinh công cộng trong hồ bơi, bể bới, sông suối.

Khởi động trước khi xuống nước

Trước khi vận động bất cứ một trò chơi thể thao nào, trẻ cũng nên được khởi động kỹ để cơ, xương có thể hoạt động trơn tru hơn. Trong bơi lội, môi trường dưới nước và trên cạn khác nhau, trẻ càng cần thiết được khởi động trước khi xuống nước, làm giảm sự chuyển môi trường đột ngột.

Ngâm người quá lâu trong nước

Trẻ thường có xu hướng thích vui chơi khi đã quen với môi trường mới. Vì thế, khi đã thích bơi lội lại không muốn lên bờ. Ba mẹ đừng nên thấy trẻ thích thú mà chiền con, để con ngâm người quá lâu trong nước. Nó sẽ gây nguy cơ bị chuột rút, đuối sức và dễ bị cảm.

Khi thấy con gần hết giờ vui chơi theo quy định, ba mẹ hãy nhắc nhở con để con chuẩn bị tinh thần, không đột ngột nhấc con rời khỏi mặt nước. Ngoài ra, chú ý quan sát màu sắc da của trẻ, nếu thấy da trẻ bị nhợt đi, môi nhở nhạt, người run run thì nhanh chóng đưa trẻ lên bờ, tắm sạch và lau khô người, tránh tình trạng trẻ bị cảm.