Tại sao bơi mãi mà vẫn chưa nổi được

   Sự chìm hay nổi của một vật bất kỳ rơi xuống nước được quyết định bởi mối tương quan giữa tỷ lệ (gọi tạm là A) giữa khối lượng riêng của vật/khối lượng riêng của nước. Nếu A>1 thì vật sẽ chìm. Nếu A<1 thì vật sẽ nổi.

   Ví dụ: Khi thả một mẩu gỗ, nhựa, xốp vào nước thì mẩu gỗ, nhựa, xốp đó sẽ nổi bởi A<1.

   Theo nghiên cứu, số đông nhân loại (99%) có khối lượng riêng cơ thể tương đương với khối lượng riêng của nước, trong đó nữ xốp, nhiều mỡ dễ nổi hơn nam.

trung-tam-day-boi-tai-tp-hcm

   Nếu chỉ xét riêng tỷ lệ A này, một người rơi xuống nước nếu không vùng vẫy loạn xạ và không bị sặc thì sẽ được nước đẩy tới “Điểm cân bằng” với phần đầu nổi lập lờ sát mặt nước còn phần chân chìm phía dưới do sự phân bố khối lượng khác nhau của cơ thể (đầu ngực nhẹ, chân đùi nặng).

   Có thể kiểm nghiệm điều này bằng cách lấy một chai nhựa chứa đầy nước, vặn chặt nắp và thả thẳng xuống nước. Chai nhựa này lúc đầu sẽ rơi xuống sâu rồi sẽ được nước từ từ đẩy lên nổi lập lờ phía trên. Phần vỏ nhựa đã góp phần làm cho giá trị A nhỏ hơn một chút.

trung-tam-day-boi-tai-tphcm

   Có 3 lý do chính khiến nhiều người học bơi mãi mà không thể nổi được:

  1. Bắt đầu tập với trạng thái động (khua chân đạp tay) trong khi chưa biết cách thở, chưa biết cách tĩnh lặng, thư giãn cơ thể trong nước, chưa biết lợi dụng sức đẩy nổi của nước đạt tới điểm cân bằng.
  2. Việc vùng vẫy tay chân loạn xạ, cật lực ở dưới nước làm cho lực và phản lực sinh ra triệt tiêu nhau. Hậu quả là mất sức, nhanh mệt, dễ sặc nước, muốn vươn lên thở không được, muốn bơi tới không xong.
  3. Bắt đầu học bơi với bơi ếch, trườn sấp (di chuyển cơ thể theo phương nằm ngang) làm lực đẩy nổi Archimedes nhỏ hơn so với khi học bơi tự cứu (di chuyển theo phương thẳng đứng).

swimmingpool_print-1024x768-(1)

   Để cải thiện tình hình cần thực hiện mấy việc sau:

  1. Bắt đầu tập bơi với trạng thái tĩnh: Học thở (trên mặt nước há miệng thở vào, dưới mặt nước thở bong bóng ra đằng mũi); học thả nổi sấp cảm nhận điểm cân bằng; học lặn và thở ở tư thể ngồi xổm, bó gối dưới mặt nước (nhảy thẳng lên thở vào và ngồi thụp xuống thở ra) để cảm nhận lực đẩy của nước. Khi có thể thả nổi tĩnh lặng trong nước độ 10-15 giây, có thể nhảy lên ngồi xuống liên tục độ mươi lần mà không loạn là bạn sắp thành công.

Learn-to-Swim3-1024x731

  1. Học phối hợp chân tay để tạo lực hiệu quả. Nên nhớ bơi là khiêu vũ trong nước, là hoạt động có nhịp điệu, là sự xen kẽ của tĩnh và động, của cương và nhu, của nhanh và chậm. Khi nào bạn cảm thấy mình dần làm chủ được nhịp điệu chuyển động thì bạn sắp thành công rồi.
  2. Bạn nên bắt đầu với học bơi tự cứu để dễ dàng thả nổi, dễ dàng vươn đầu ra khỏi mặt nước thở vào nhờ sự hỗ trợ của lực đẩy nổi của nước. Nếu học bơi ếch và trườn sấp thì việc vươn thở sẽ khó hơn nhiều.

Nguồn tham khảo: VN Express.

.