Đây là kiểu bơi mang tính truyền thống có từ rất lâu đời. Kiểu bơi này mô phỏng các động tác bơi dưới nước của con ếch. Trong bơi Ếch “quạt tay để tạo sức mạnh, đạp chân để tạo tốc độ” (Mike Lawrence). Bơi Ếch phổ biến đối với nhiều người tập bơi với mong muốn rèn luyện sức khỏe. Đây cũng là kiểu bơi căn bản dành cho người mới tập. Tuy tốc độ không nhanh bằng kiểu bơi sải nhưng kiểu bơi này lại rất dễ học. Vì những lý do sau đây:
- Động tác đơn giản và thứ tự từng bước một.
- Phối hợp động tác dễ dàng, nhịp nhàng với hơi thở.
- Người tập thoải mái vì có thời gian nghỉ trong khi bơi.
Trang bị trước khi bắt đầu:
– Quần áo bơi, kính bơi (che nước làm cay mắt), nút nhét lỗ tai (ngăn nước vào tai), nón bơi (giữ tóc).
– Phao tay (2 cái hai bên, loại thổi hơi), phao lưng (một miếng vuông vuông bằng móp, có dây cột đính sau lưng): phao tay dùng để nâng đỡ phần đầu và ngực, phao lưng dùng nâng đỡ phần lưng và mông.
1) TẬP THỞ NƯỚC: Các bạn chớ vội nhảy xuống nước mà quơ tay bơi ngay. Hãy tập thở nước trước để biết cách nổi. Không khí luân chuyển trong buồng phổi sẽ giúp chúng ta nổi trên mặt nước thật dễ dàng. Các bạn đứng vịn tay vào thành hồ, hớp nhanh bằng miệng một hơi thật sâu, sau đó nín thở rồi từ từ ngụp đầu xuống nước. Sau đó từ từ thở bong bóng ra bằng mũi, càng chậm càng tốt. Khi đã thở hết hơi, lại ngoi lên và hớp bằng miệng tiếp, cứ thế trong vòng 10 phút.
Bây giờ bạn hãy hớp bằng miệng 1 hơi thật sâu, nín thở, mạnh dạn….ùm buông hẳn toàn thân trên mặt nước, từ từ thở ra bằng mũi ngay dưới nước. Bạn sẽ thấy cơ thể của mình nổi bồng bềnh trên mặt nước ngay.
2)TẬP ĐỘNG TÁC TAY: Trong bơi Ếch động tác tay có tác dụng nâng vai và đầu lên khỏi mặt nước để thở, do đó cần thực hiện động tác ôm nước này thật tốt.
– Tỳ nước: Khi bắt đầu bơi, bàn tay hơi hướng xuống, cánh tay cong ra ngoài, bàn tay cũng cong ra ngoài. Cánh tay cố hết sức duỗi dài ra phía trước từ từ.
– Ôm nước: Cánh tay rộng hơn vai, hướng xuống dưới. Chỗ phía sau cánh tay cảm thấy áp lực cản của nước chính là điểm ôm nước. Khuỷu tay hơn cao và hướng về sau. Khi quạt nước vào trong, vừa thay đổi góc độ bàn tay, vừa tăng tốc độ quạt nước.
– Quạt nước vào trong: Từ điểm quạt nước đến bàn tay rồi chuyển xuống hàm dưới, bàn tay đi từ ngoài vào trong, đồng thời từ từ cong phần khuỷu, giống như dùng sức quạt một vòng tròn.
– Kết thúc: Cánh tay kết thúc một chu kỳ động tác, bàn tay lật từ trên xuống dưới, vươn dài hai tay. Hai tay khép lại, cánh tay vươn thẳng đến trước cơ thể hình thành dòng chảy.
3) TẬP ĐỘNG TÁC CHÂN:
– Trong bơi Ếch, động tác chân chính là động lực để tạo lực đẩy đưa cơ thể lướt ra trước.
– Bàn chân lật chuyển về phía sau, phía dưới rồi vào trong, chân chèo nước quạt như nửa vòng tròn. Khi kết thúc phải duỗi thẳng chân ra, 2 gót chân hoặc 2 đầu ngón chân cái phải gần chạm nhau ở tư thế kẹp chân.
– Sau khi đạp chân, để làm giảm áp lực nước cần nhấc 2 chân đến vị trí đặt ngang mặt nước
3)SỰ PHỐI HỢP NHỊP NHÀNG GIỮA TAY VÀ CHÂN: Kết thúc động tác tay quạt nước vào trong thì cũng là lúc bắt đầu động tác chân.
4) CÁCH THỞ NƯỚC TRONG BƠI ẾCH:
-Khi cánh tay quạt nước xong, 2 tay quạt nước vào trong gặp nhau ở hàm dưới, nhô đầu lên khỏi mặt nước và dùng miệng hóp thật nhanh một ngụm không khí thật sau rồi nín thở. Không hít vào bằng mũi vì sẽ có nguy cơ bị sặc nước ngay.
– Sau khi hít vào, cánh tay duỗi thẳng ra phía trước, cuối đầu vào trong nước.
– Khi bắt đầu dùng cánh tay quạt nước, từ từ thở ra bằng mũi.