Làm thế nào để “giải nhiệt” một cách an toàn mà vẫn thỏa sức “vẫy vùng”, những tips dưới đây sẽ là hành trang tốt nhất cho chúng mình đó nha!
1. Nên đi thành nhóm
Ít nhất là từ 2-3 người dù bạn bơi trong bể hay bơi ngoài hồ, biển… Điều này là cực kì cần thiết, bởi thậm chí những “ngư dân” lão luyện còn đôi khi bị chuột rút hoặc đuối sức. Bơi theo nhóm sẽ đảm bảo an toàn tối đa cho từng thành viên trong những tình huống khẩn cấp.
2. Cứu người chết đuối
Có kỹ năng cứu người đuối nước có thể cứu sống một mạng người trong tình huống khẩn cấp đó các bạn nhé!
Trong đó, bạn phải đặc biệt chú ý đến phương pháp hô hấp nhân tạo. Chỉ thực hiện hô hấp nhân tạo cho người bị nạn mà tim còn đập (nhưng có thể gây ra thương tổn nguy hiểm). Không bao giờ hô hấp nhân tạo nếu:
– Nạn nhân đã ngừng thở
– Tim nạn nhân ngừng đập
– Bạn không biết cách hô hấp nhân tạo
Nguyên tắc cấp cứu căn bản: Khai thông khí quản, hô hấp và tuần hoàn máu. Bạn phải khai thông khí quản và phải làm tiếp cứu hô hấp trước khi có thể bắt đầu ấn ngực của nạn nhân.
3. Biết được giới hạn của bản thân
Chúng ta thường có thói quen là một khi đã “xuống nước” thì phải thỏa sức vẫy vùng đến mệt mới thôi. Tuy nhiên, nếu bạn bơi không giỏi, hay bạn vừa mới học bơi, đừng nên ra những chỗ nước quá sâu (chân không chạm được tới đáy).
Kiểm tra độ sâu của nuớc truớc khi nhảy xuống bơi, có thể hỏi các nhân viên cứu hộ, những người đang ở dưới nước. Tại các bể bơi có cầu nhảy, thường độ sâu phải đạt qui định tránh nguy hiểm cho những người nhảy cầu.
Ngoài ra, rất nhiều trường hợp teens thách đố nhau “bơi thi”, vì muốn thể hiện mình mà dù không có khả năng cũng “cố” nên hậu quả là “uống no nước”, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng. Nếu bạn cảm thấy mệt hoặc có cảm giác khó chịu, tốt nhất là hãy ngừng bơi và lên bờ nghỉ ngơi.
4. Chỉ bơi trong khu vực an toàn
Nếu bạn bơi ở bể, bạn có thể hoàn toàn yên tâm vì được các chú cứu hộ “giám sát” rất kĩ. Tuy nhiên, nếu bạn bơi ở biển, hay sông hồ, không nên bơi xa bờ quá 30-40m bởi dòng nước dưới đáy có thể thay đổi đột ngột, khiến bạn không kịp xoay sở.
Trong trường hợp dòng hải lưu hoặc xoáy nước cuốn bạn vào, đừng cố gắng vùng vẫy, chống lại nó. Hãy nhẹ nhàng bơi theo chiều của dòng nước để ra khỏi tâm xoáy của nó, sau đó xác định phương hướng vào bờ và nhanh chóng bơi vào.
5. Không nên bơi trong khoảng 11h-3h chiều
Ánh nắng mặt trời gặp bề mặt nước sẽ “dội” trở lại, có thể gây cháy nắng, thậm chí là ung thư da. Ngoài ra, ánh nắng gay gắt có thể khiến bạn cảm nắng, ngất xỉu…Vậy nên tốt nhất bạn nên tránh đi bơi trong khoảng thời gian từ 11h-3h chiều, thời điểm ánh nắng dữ dội nhất.
6. Uống thật nhiều nước
Nhiệt độ cao sẽ khiến cơ thể mất nước một cách nhanh chóng, đặc biệt là khi teens chúng mình hoạt động liên tục ngoài trời. Choáng, đau đầu, buồn nôn…là những dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang mất nước trầm trọng. Trước, trong và sau khi bơi, bạn cần “giải khát” cho cơ thể bằng nước lọc hoặc nước suối là tốt nhất.
7. Không uống rượu bia trước và trong khi bơi
Uống rượu bia trước khi bơi có thể khiến cơ thể nhiễm lạnh khi xuống nước, sau đó chuột rút và nguy cơ chết đuối là rất cao.