Khi xuống bể bơi phải làm điều này nếu không muốn gặp nguy hiểm

Bơi lội là một môn thể thao rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chủ quan trong việc chuẩn bị trước khi xuống bể bơi dẫn đến những hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe.

Sue, 69 tuổi, một nhân viên y tá về hưu bỗng nhiên cảm thấy khó thở khi vừa kết thúc vòng bơi thứ hai tại một bể bơi địa phương. Bà tâm sự rằng mình chưa từng gặp bất cứ sự cố nào tương tự trước đây.

“Tôi cảm thấy cổ họng và thanh quản của mình dường như cứng lại. Tôi ôm lấy ngực mình và cố gắng hít thở. Thật đáng sợ. Tôi đã nghĩ rằng mình bị đau tim hay tệ hơn là có khả năng đột quỵ” – Sue tâm sự.

Thực tế, đây là trường hợp rất hay gặp ở những người luyện tập thể thao với cường độ mạnh như chạy bộ và đặc biệt là khi bơi. Một nghiên cứu của Thụy Điển vào năm 2016 đã kiểm tra sức khoẻ của 146 công nhân tại 46 bể trong nhà cho thấy 17% gặp vấn đề về đường thở khi làm việc – nhưng họ lại không có vấn đề gì ở nhà.

Dấu hiệu này khiến nhiều người nhầm tưởng rằng mình bị mắc chứng hen suyễn và bỏ ra vài năm để hít thuốc mà không tìm hiểu kĩ nguyên nhân cũng như các biện pháp khắc phục.

Vậy, nguyên nhân thực sự là do đâu?

Truoc khi xuong be boi phai lam dieu nay neu khong muon gap nguy hiem

Một nghiên cứu về các vận động viên bơi lội đã phát hiện ra rằng sau một quá trình luyện tập, phổi của họ thường có sự thay đổi với những dấu hiệu tương tự như bệnh hen.

Tiến sĩ Jame Hull, chuyên gia về hô hấp tại bệnh viện Hoàng Gia Brompton, London nói: “Môi trường clo hóa có thể khiến cho chúng ta cảm thấy khó thở hoặc như thể bị nghẹt thở. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, clo không phải là nguyên nhân của vấn đề mà là do những sản phẩm phụ được hình thành khi clo tương tác với những chất khác. Và điều này thường hay xảy ra ở những người không tắm trước khi xuống nước”.

Truoc khi xuong be boi phai lam dieu nay neu khong muon gap nguy hiem

Bỏ qua việc tắm rửa trước khi xuống bể bơi có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe.

Hull giải thích thêm: “Điều này làm cho nước bị ô nhiễm và gây ra những ảnh hưởng xấu đến người khác. Clo tương tác với mồ hôi, nước tiểu, các sản phẩm làm đẹp như kem dưỡng ẩm trên da và hình thành nên các sản phẩm phụ được gọi là chloramines trôi nổi trên bề mặt như một dung dịch khí có thể hít vào”.

Chloramines là một chất nặng hơn không khí nên khi nằm trên mặt nước thì chúng rất dễ bị hít phải. Các nhà nghiên cứu Canada đã tiến hành nghiên cứu về phổi của các vận động viên bơi lội và thấy rằng sau một thời gian, họ đã có dấu hiệu thay đổi về phổi tương tự như bệnh hen. Các nhà khoa học cho rằng đây có thể là kết quả gây ra do các sản phẩm phụ của clo ảnh hưởng đến lớp lót đường hô hấp và có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh về hô hấp hoặc các triệu chứng tương tự như hen suyễn, chẳng hạn như khó thở hoặc thở khò khè.

Nên tránh hồ bơi trong nhà hoặc tìm một phòng thoáng khí sẽ tốt hơn cho việc bơi lội. Và đặc biệt, tất cả mọi người nên tắm trước khi bơi. Tiến sĩ Hull khẳng định: “Mọi người cần nhớ rằng tắm rửa không phải chỉ vì chính bản thân họ mà còn là lợi ích chung cho mọi người”.

phununews.vn

Khi xuống bể bơi phải làm điều này nếu không muốn gặp nguy hiểm

Bơi lội là một môn thể thao rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chủ quan trong việc chuẩn bị trước khi xuống bể bơi dẫn đến những hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe.

Sue, 69 tuổi, một nhân viên y tá về hưu bỗng nhiên cảm thấy khó thở khi vừa kết thúc vòng bơi thứ hai tại một bể bơi địa phương. Bà tâm sự rằng mình chưa từng gặp bất cứ sự cố nào tương tự trước đây.

“Tôi cảm thấy cổ họng và thanh quản của mình dường như cứng lại. Tôi ôm lấy ngực mình và cố gắng hít thở. Thật đáng sợ. Tôi đã nghĩ rằng mình bị đau tim hay tệ hơn là có khả năng đột quỵ” – Sue tâm sự.

Thực tế, đây là trường hợp rất hay gặp ở những người luyện tập thể thao với cường độ mạnh như chạy bộ và đặc biệt là khi bơi. Một nghiên cứu của Thụy Điển vào năm 2016 đã kiểm tra sức khoẻ của 146 công nhân tại 46 bể trong nhà cho thấy 17% gặp vấn đề về đường thở khi làm việc – nhưng họ lại không có vấn đề gì ở nhà.

Dấu hiệu này khiến nhiều người nhầm tưởng rằng mình bị mắc chứng hen suyễn và bỏ ra vài năm để hít thuốc mà không tìm hiểu kĩ nguyên nhân cũng như các biện pháp khắc phục.

Vậy, nguyên nhân thực sự là do đâu?

Truoc khi xuong be boi phai lam dieu nay neu khong muon gap nguy hiem

Một nghiên cứu về các vận động viên bơi lội đã phát hiện ra rằng sau một quá trình luyện tập, phổi của họ thường có sự thay đổi với những dấu hiệu tương tự như bệnh hen.

Tiến sĩ Jame Hull, chuyên gia về hô hấp tại bệnh viện Hoàng Gia Brompton, London nói: “Môi trường clo hóa có thể khiến cho chúng ta cảm thấy khó thở hoặc như thể bị nghẹt thở. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, clo không phải là nguyên nhân của vấn đề mà là do những sản phẩm phụ được hình thành khi clo tương tác với những chất khác. Và điều này thường hay xảy ra ở những người không tắm trước khi xuống nước”.

Truoc khi xuong be boi phai lam dieu nay neu khong muon gap nguy hiem

Bỏ qua việc tắm rửa trước khi xuống bể bơi có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe.

Hull giải thích thêm: “Điều này làm cho nước bị ô nhiễm và gây ra những ảnh hưởng xấu đến người khác. Clo tương tác với mồ hôi, nước tiểu, các sản phẩm làm đẹp như kem dưỡng ẩm trên da và hình thành nên các sản phẩm phụ được gọi là chloramines trôi nổi trên bề mặt như một dung dịch khí có thể hít vào”.

Chloramines là một chất nặng hơn không khí nên khi nằm trên mặt nước thì chúng rất dễ bị hít phải. Các nhà nghiên cứu Canada đã tiến hành nghiên cứu về phổi của các vận động viên bơi lội và thấy rằng sau một thời gian, họ đã có dấu hiệu thay đổi về phổi tương tự như bệnh hen. Các nhà khoa học cho rằng đây có thể là kết quả gây ra do các sản phẩm phụ của clo ảnh hưởng đến lớp lót đường hô hấp và có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh về hô hấp hoặc các triệu chứng tương tự như hen suyễn, chẳng hạn như khó thở hoặc thở khò khè.

Nên tránh hồ bơi trong nhà hoặc tìm một phòng thoáng khí sẽ tốt hơn cho việc bơi lội. Và đặc biệt, tất cả mọi người nên tắm trước khi bơi. Tiến sĩ Hull khẳng định: “Mọi người cần nhớ rằng tắm rửa không phải chỉ vì chính bản thân họ mà còn là lợi ích chung cho mọi người”.

phununews.vn