Cứu người đuối nước: không phải ai cũng biết

Dayboisaigon.com –  Ở các tỉnh thành dù lớn hay nhỏ của Việt Nam, có thể nói dù đã được cảnh báo nhưng tình trạng chết đuối – nhất là ở các em nhỏ – đang xảy ra với mật độ ngày càng dày. Đáng chú ý, đa số trường hợp chết cùng lúc là do cứu nhau, rồi kéo nhau chết chìm vì không biết cách.

Cứu người chết đuối rất nguy hiểm. Trong cơn hoảng loạn, nạn nhân đuối nước sẽ cố bám, bấu vào cơ thể người cứu hộ và cố gắng trèo lên bằng mọi giá, kể cả việc dìm người cứu hộ xuống. Vì thế, nên nhớ rằng, nếu bạn chưa được hướng dẫn, đào tạo chuyên nghiệp để cứu người chết đuối, bạn đừng bao giờ cố gắng tiếp xúc trực tiếp nạn nhân khi họ còn tỉnh táo.

khoa học bơi
1. Quăng cho nạn nhân một vật nổi nào đó, như phao, bình rỗng, thanh gỗ… và khuyến khích họ bám lấy.Tuy nhiên, bạn vẫn phải đưa nạn nhân ra khỏi nước càng nhanh càng tốt. Cách phù hợp nhất là:

2. Cố gắng tiếp cận nạn nhân gián tiếp, qua một vật trung gian nào đó dạng cứng, như mái chèo, cây gỗ, sào tre, cây chổi… Tìm ngay chung quanh bất kỳ vật gì tương tự như thế và đưa cho nạn nhân.

3. Nếu không tìm thấy vật gì tương tự như trên, cố gắng tìm một sợi dây, tốt nhất là dây thừng, quăng cho nạn nhân và khuyến khích họ bắt lấy. Có thể cột một vật gì đó vào đầu dây để bạn dễ quăng chính xác hơn. Nếu có một cái phao hay thùng rỗng thì tuyệt vời! Nếu không có gì chung quanh, có thể huy động mọi người cởi quần, áo cột lại để tạo thành một sợi dây dài, quăng cho nạn nhân.

4. Nếu nạn nhân đã quá xa khỏi tầm quăng của sợi dây, có thể để một người bơi ra cứu nạn nhân, nhưng phải buộc một sợi dây thừng quanh eo người cứu hộ, chừa một đoạn dài và có người nào đó trên bờ giữ đầu dây còn lại hoặc cột dây vào một cọc neo, cây cối nào đó để giữ dây. Khi bơi ra gần nạn nhân, quăng đầu dây đã chừa sẵn cho họ. Tuyệt đối không trực tiếp ôm nạn nhân hay để nạn nhân níu vào người khi họ còn tỉnh táo. Sau đó bơi vào hoặc nhờ người trên bờ kéo dây lôi tất cả lên bờ.

5. Nếu nạn nhân đã bất tỉnh, cũng phải tự bảo hộ mình theo cách buộc dây như trên và bơi ra, kéo nạn nhân vào bờ.

6. Khi người bị nạn đã ra khỏi nước an toàn, hãy thực hiện các biện pháp sơ cứu cơ bản. Nếu trời lạnh, phải cởi bỏ quần áo ướt của nạn nhân, bọc nạn nhân trong chăn và theo dõi thân nhiệt họ. Nếu nạn nhân ngưng thở, làm hô hấp nhân tạo hoặc ép tim cấp cứu cho nạn nhân.

7. Sau cùng, đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra sức khoẻ. Nên nhớ, một lượng nước rất nhỏ lọt vào phổi nạn nhân cũng có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ nạn nhân sau đó, gọi là tình trạng “chết đuối khô”. Chỉ có bác sĩ và nhân viên y tế với các xét nghiệm kỹ thuật mới có thể đánh giá chính xác tình trạng sức khoẻ của một nạn nhân vừa suýt chết đuối.

Có thể nói ở Việt Nam, chúng ta chưa chú trọng đến việc giáo dục xử lý tình huống tai nạn trong trường học cho học sinh. Trong khi đó, riêng với việc đuối nước, cách xử lý khá đơn giản. Trẻ em cũng như người lớn đều nên học cách cứu người đuối nước một cách an toàn, đừng để chính mình trở thành nạn nhân khi cứu người.

Tóm lại, khi phát hiện người chết đuối, tìm mọi cách để đưa họ ra khỏi nước qua một vật trung gian, không tiếp xúc họ trực tiếp kẻo chính mình sẽ trở thành nạn nhân. Nếu đông người, có thể phân công 1 người chạy đi tìm người hỗ trợ, những người khác còn lại tìm cách cứu nạn nhân như đã nói ở trên. Nếu các kiến thức trên đây được phổ biến rộng rãi, có thể tránh được nhiều cái chết đau lòng.

Sơ cứu người chết đuối

khoa hoc boi

Nếu nạn nhân còn thở và tim còn đập nhẹ, chỉ cần đặt nằm đầu thấp, thay quần áo, ủ ấm, dùng ngón tay quấn gạc hoặc khăn tay móc hết đờm dãi trong mồm. Sau đó, cho uống 20 ml rượu cấp cứu hoặc nước chè đường nóng. Nên cho uống kháng sinh để phòng viêm phổi, tiêm dưới da cafein 0,25 g và dầu long não 0,2 g để trợ sức, trợ lực.

Trường hợp nạn nhân đã ngừng thở, ngừng tim thì nhanh chóng dốc ngược đầu nạn nhân cho nước trong đường thở thoát ra hết; sau đó móc hết đờm dãi trong mồm và cởi ngay quần áo, làm hô hấp nhân tạo.

Với người chết đuối, làm hô hấp nhân tạo theo phương pháp nằm sấp là tốt nhất: đặt nạn nhân nằm sấp, đầu nghiêng về một bên, người cấp cứu quỳ ở phía đầu nạn nhân, dùng hai bàn tay ấn mạnh lên vùng bả vai để nạn nhân thở ra. Sau đó, cầm hai cánh tay đưa lên và ra sau để nạn nhân thở vào, làm 10-20 lần/phút.

Cũng có thể áp dụng phương pháp thổi ngạt và bóp tim ngoài lồng ngực. Tiêm dưới da lobelin 0,01 g (để trợ hô hấp), cafein 0,25 g và dầu long não 0,2 g (để trợ lực). Kết hợp thêm các biện pháp sưởi ấm, xát ngoài da. Khi nạn nhân đã hồi phục, cho uống 20 ml rượu cấp cứu, nước chè đường nóng, tiêm kháng sinh để phòng viêm phổi, sau đó chuyển đến cơ sở y tế để theo dõi, điều trị tiếp.

BS. Vũ Minh Đức

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin

.

Cứu người đuối nước: không phải ai cũng biết

Dayboisaigon.com –  Ở các tỉnh thành dù lớn hay nhỏ của Việt Nam, có thể nói dù đã được cảnh báo nhưng tình trạng chết đuối – nhất là ở các em nhỏ – đang xảy ra với mật độ ngày càng dày. Đáng chú ý, đa số trường hợp chết cùng lúc là do cứu nhau, rồi kéo nhau chết chìm vì không biết cách.

Cứu người chết đuối rất nguy hiểm. Trong cơn hoảng loạn, nạn nhân đuối nước sẽ cố bám, bấu vào cơ thể người cứu hộ và cố gắng trèo lên bằng mọi giá, kể cả việc dìm người cứu hộ xuống. Vì thế, nên nhớ rằng, nếu bạn chưa được hướng dẫn, đào tạo chuyên nghiệp để cứu người chết đuối, bạn đừng bao giờ cố gắng tiếp xúc trực tiếp nạn nhân khi họ còn tỉnh táo.

khoa học bơi
1. Quăng cho nạn nhân một vật nổi nào đó, như phao, bình rỗng, thanh gỗ… và khuyến khích họ bám lấy.Tuy nhiên, bạn vẫn phải đưa nạn nhân ra khỏi nước càng nhanh càng tốt. Cách phù hợp nhất là:

2. Cố gắng tiếp cận nạn nhân gián tiếp, qua một vật trung gian nào đó dạng cứng, như mái chèo, cây gỗ, sào tre, cây chổi… Tìm ngay chung quanh bất kỳ vật gì tương tự như thế và đưa cho nạn nhân.

3. Nếu không tìm thấy vật gì tương tự như trên, cố gắng tìm một sợi dây, tốt nhất là dây thừng, quăng cho nạn nhân và khuyến khích họ bắt lấy. Có thể cột một vật gì đó vào đầu dây để bạn dễ quăng chính xác hơn. Nếu có một cái phao hay thùng rỗng thì tuyệt vời! Nếu không có gì chung quanh, có thể huy động mọi người cởi quần, áo cột lại để tạo thành một sợi dây dài, quăng cho nạn nhân.

4. Nếu nạn nhân đã quá xa khỏi tầm quăng của sợi dây, có thể để một người bơi ra cứu nạn nhân, nhưng phải buộc một sợi dây thừng quanh eo người cứu hộ, chừa một đoạn dài và có người nào đó trên bờ giữ đầu dây còn lại hoặc cột dây vào một cọc neo, cây cối nào đó để giữ dây. Khi bơi ra gần nạn nhân, quăng đầu dây đã chừa sẵn cho họ. Tuyệt đối không trực tiếp ôm nạn nhân hay để nạn nhân níu vào người khi họ còn tỉnh táo. Sau đó bơi vào hoặc nhờ người trên bờ kéo dây lôi tất cả lên bờ.

5. Nếu nạn nhân đã bất tỉnh, cũng phải tự bảo hộ mình theo cách buộc dây như trên và bơi ra, kéo nạn nhân vào bờ.

6. Khi người bị nạn đã ra khỏi nước an toàn, hãy thực hiện các biện pháp sơ cứu cơ bản. Nếu trời lạnh, phải cởi bỏ quần áo ướt của nạn nhân, bọc nạn nhân trong chăn và theo dõi thân nhiệt họ. Nếu nạn nhân ngưng thở, làm hô hấp nhân tạo hoặc ép tim cấp cứu cho nạn nhân.

7. Sau cùng, đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra sức khoẻ. Nên nhớ, một lượng nước rất nhỏ lọt vào phổi nạn nhân cũng có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ nạn nhân sau đó, gọi là tình trạng “chết đuối khô”. Chỉ có bác sĩ và nhân viên y tế với các xét nghiệm kỹ thuật mới có thể đánh giá chính xác tình trạng sức khoẻ của một nạn nhân vừa suýt chết đuối.

Có thể nói ở Việt Nam, chúng ta chưa chú trọng đến việc giáo dục xử lý tình huống tai nạn trong trường học cho học sinh. Trong khi đó, riêng với việc đuối nước, cách xử lý khá đơn giản. Trẻ em cũng như người lớn đều nên học cách cứu người đuối nước một cách an toàn, đừng để chính mình trở thành nạn nhân khi cứu người.

Tóm lại, khi phát hiện người chết đuối, tìm mọi cách để đưa họ ra khỏi nước qua một vật trung gian, không tiếp xúc họ trực tiếp kẻo chính mình sẽ trở thành nạn nhân. Nếu đông người, có thể phân công 1 người chạy đi tìm người hỗ trợ, những người khác còn lại tìm cách cứu nạn nhân như đã nói ở trên. Nếu các kiến thức trên đây được phổ biến rộng rãi, có thể tránh được nhiều cái chết đau lòng.

Sơ cứu người chết đuối

khoa hoc boi

Nếu nạn nhân còn thở và tim còn đập nhẹ, chỉ cần đặt nằm đầu thấp, thay quần áo, ủ ấm, dùng ngón tay quấn gạc hoặc khăn tay móc hết đờm dãi trong mồm. Sau đó, cho uống 20 ml rượu cấp cứu hoặc nước chè đường nóng. Nên cho uống kháng sinh để phòng viêm phổi, tiêm dưới da cafein 0,25 g và dầu long não 0,2 g để trợ sức, trợ lực.

Trường hợp nạn nhân đã ngừng thở, ngừng tim thì nhanh chóng dốc ngược đầu nạn nhân cho nước trong đường thở thoát ra hết; sau đó móc hết đờm dãi trong mồm và cởi ngay quần áo, làm hô hấp nhân tạo.

Với người chết đuối, làm hô hấp nhân tạo theo phương pháp nằm sấp là tốt nhất: đặt nạn nhân nằm sấp, đầu nghiêng về một bên, người cấp cứu quỳ ở phía đầu nạn nhân, dùng hai bàn tay ấn mạnh lên vùng bả vai để nạn nhân thở ra. Sau đó, cầm hai cánh tay đưa lên và ra sau để nạn nhân thở vào, làm 10-20 lần/phút.

Cũng có thể áp dụng phương pháp thổi ngạt và bóp tim ngoài lồng ngực. Tiêm dưới da lobelin 0,01 g (để trợ hô hấp), cafein 0,25 g và dầu long não 0,2 g (để trợ lực). Kết hợp thêm các biện pháp sưởi ấm, xát ngoài da. Khi nạn nhân đã hồi phục, cho uống 20 ml rượu cấp cứu, nước chè đường nóng, tiêm kháng sinh để phòng viêm phổi, sau đó chuyển đến cơ sở y tế để theo dõi, điều trị tiếp.

BS. Vũ Minh Đức

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin

.